previous arrow
next arrow
Slider

Khám phá cấu tạo 1 bộ tủ bếp hoàn chỉnh gồm những gì?

Tủ bếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong không gian bếp, không chỉ đảm nhiệm vai trò lưu trữ mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể của căn bếp. Vì thế cấu tạo của tủ bếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiện lợi, bền bỉ và thẩm mỹ của không gian nấu nướng. 

Vậy cấu tạo tủ bếp gồm có những gì? Nên lựa chọn loại tủ nào để không gian bếp được hiện đại và tiện nghi nhất có thể. NỘI THẤT MINH KIỆT sẽ giải đáp vấn để này trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Khái niệm về Tủ bếp?

* Tủ bếp sơ khai chính là Chạn bát. Sản phẩm này gắn liền với mỗi tuổi thơ của mỗi chúng ta. Thiết kế được làm bằng gỗ hoặc thân cây Tre tạo nên.

* Nhìn chung, bếp chính là không gian sinh hoạt chung của mỗi gia đình, nơi thể hiện sự ấm no. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành tiền đề để cho ra những bữa ăn ngon. Nhờ vậy, từng thanh viên sẽ được quây quần bên nhau sau từng giờ học tập và làm việc mệt mỏi. Thế nhưng, liệu bạn đã biết về cấu tạo tủ bếp gồm những gì hay chưa? Hay khi lắp đặt tủ bếp chúng ta cần lưu ý những gì?

Về cơ bản, cấu tạo tủ bếp bao gồm các bộ phận chính: khung tủ, mặt tủ và bộ phụ kiện.

 

Cấu tạo tủ bếp trên

  • * Tủ bếp trên hay còn được gọi là tủ bếp treo, được lắp đặt trên mặt bếp hoặc khu vực nấu nướng. Tủ bếp thường được treo trên tường, mục đích tối ưu diện tích, mang lại sự gọn gàng và ngăn nắp cho không gian bếp.
  • * Tủ bếp trên được sử dụng để lưu trữ đồ dùng nhà bếp nhỏ, nhẹ và thường xuyên sử dụng trong quá trình chế biến món ăn như: bát đĩa, ly tách, gia vị, thực phẩm khô…

 

Cấu tạo tủ bếp trên cơ bản bao gồm: thùng tủ, cánh tủ, bản lề, tay nắm. Cụ thể:

  • * Thùng tủ: Là bộ khung chính có tác dụng chịu lực và tạo nên hình dáng của tủ bếp. Khung tủ thường được làm từ từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, tạo thành các ngăn tủ với nhiều kích thước khác nhau.
  • * Cánh tủ: Là phần bao bọc bên ngoài thùng tủ có chức năng bảo vệ đồ vật bên trong, tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian bếp. Cánh tủ có thể được làm bằng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, Acrylic, kính…
  • * Thùng tủ và cánh tủ không nhất thiết phải cùng chất liệu.
  • * Bản lề: Chức năng chính của bản lề là nối cánh tủ với thùng tủ, giúp cánh tủ đóng mở một cách trơn tru và chắc chắn. Có nhiều loại bản lề khác nhau như bản lề âm, bản lề nổi, bản lề giảm chấn… Bản lề thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc inox để đảm bảo độ bền cao, khả năng chống ăn mòn.
  • * Tay nắm: Thường được làm từ kim loại hoặc gỗ giúp người dùng dễ dàng mở cánh tủ. Tay nắm đa dạng hình dáng, kích thước và màu sắc. Tuy nhiên, các bộ tủ bếp hiện đại ngày nay thường thiết kế tay nắm âm tạo nên sự liền mạch, tăng tính thẩm mỹ và giảm thiểu nguy cơ va chạm.

 

Thi công tủ bếp MDF nhà anh SINH tại quận 6 CT123

Kích thước tủ bếp trên

  • * Chiều cao: Thường dao động từ 70cm đến 80cm, tùy thuộc vào chiều cao trần nhà và sở thích của người dùng.
  • * Chiều sâu: Khoảng 30cm đến 37cm, đảm bảo vừa đủ để chứa các vật dụng nhà bếp thông thường.
  • * Chiều dài: Tùy thuộc vào diện tích không gian bếp và số lượng đồ dùng cần lưu trữ.
    Với những gia đình không lắp đặt tủ bếp kịch trần, nên đảm bảo khoảng cách giữa mặt trên của tủ bếp trên và trần nhà từ 5-10cm để tạo cảm giác thoáng đãng và dễ dàng vệ sinh.

 

Cấu tạo tủ bếp dưới

* Tủ bếp dưới là phần tủ được lắp đặt phía dưới mặt bếp, thường dùng để lưu trữ các vật dụng cồng kềnh, các thiết bị nhà bếp lớn như bếp, bồn rửa, lò nướng, cũng như những vật dụng khác cần dễ dàng tiếp cận khi nấu nướng. Đây là thành phần quan trọng trong cấu tạo tủ bếp hoàn chỉnh, giúp tối ưu hóa không gian và tăng cường sự tiện lợi trong quá trình sử dụng bếp.

* Về cơ bản, cấu tạo tủ bếp dưới cũng tương tự như tủ bếp trên, bao gồm: thùng tủ, cánh tủ, tay nắm tủ, bản lề. Gỗ làm tủ bếp cũng sẽ tương tự nhau.

Tủ bếp đẹp nhà chị CHÂU CT109

Tuy nhiên, kích thước tủ bếp dưới sẽ có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể:

  • * Chiều cao: Thường dao động từ 81cm đến 90cm. Chiều cao này phù hợp với các hoạt động bếp núc, giúp người sử dụng có thể đứng thẳng khi nấu nướng mà không phải cúi người quá nhiều.
  • * Chiều sâu: Khoảng 60cm đến 62cm, đủ để chứa các vật dụng lớn như bếp, bồn rửa và các dụng cụ khác. Nếu bạn cần thêm không gian lưu trữ, có thể chọn các tủ bếp dưới có chiều sâu lớn * hơn, từ 70cm đến 80cm.
  • * Chiều dài: Chiều dài của tủ bếp dưới sẽ phụ thuộc vào số lượng ngăn và không gian lưu trữ bạn cần. Tủ có thể được thiết kế với nhiều ngăn kéo hoặc kệ riêng biệt, vì vậy chiều dài của từng ngăn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu.
  • * Chiều rộng: Tùy thuộc vào diện tích không gian bếp và số lượng đồ dùng cần lưu trữ.

 

Cấu tạo Tủ bếp kịch trần (nếu có)

* Tủ bếp kịch trần là loại tủ bếp có thiết kế cao sát trần nhà, sử dụng toàn bộ chiều cao của không gian bếp để lưu trữ và tối ưu hóa diện tích. Kiểu tủ này thường được áp dụng trong các không gian bếp có trần cao, giúp tận dụng tối đa không gian lưu trữ và tạo nên một vẻ ngoài gọn gàng, sang trọng cho căn bếp.

* Kích thước tủ bếp kịch trần phụ thuộc vào không gian bếp và chiều cao của trần nhà. 

Tủ bếp đẹp nhà chị Liên CT120

Công trình thi công tủ bếp gỗ thùng HDF cánh Acrylic tại quận 4.

Tủ bếp HDF cánh Acrylic nhà anh Đức CT058

Tuy nhiên, có một số kích thước chuẩn và phổ biến khi thiết kế tủ bếp kịch trần:

  • * Chiều cao: Thường dao động từ 2.4m – 3m, tùy chiều cao trần nhà thực tế.
  • * Chiều sâu: Thường từ 60cm – 65cm, trong khi chiều sâu của các ngăn tủ trên có thể từ 30cm – 40cm tùy thuộc vào vật dụng lưu trữ.
  • * Chiều dài: Có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng ngăn kéo, kệ và các thiết bị khác mà bạn muốn tích hợp vào tủ. Mỗi ngăn kéo có chiều dài dao động từ 30cm đến 60cm.

 

Kính ốp bếp

Bảng màu kính ốp bếp vô cùng đa dạng cho gia chủ thoải mái lựa chọn sao cho hài hoà với toàn bộ hệ tủ bếp trên và dưới. Kính ốp bếp được làm từ vật liệu kính cường lực cao, bóng loáng, bề mặt mịn, sáng, có khả năng chống va đập và trầy xước, đặc biệt dễ lau chùi khi bị dầu, mỡ hay các vết bẩn bám vào.

 

Mặt đá ốp bếp

* Mặt tủ bếp là nơi bạn bày biện, chế biến thức ăn nên sẽ dính nhiều dầu mỡ, chất lỏng các loại nên sử dụng bề mặt ốp đá cao cấp vừa chống thấm ố, dễ lau chùi mà còn đem lại vẻ đẹp sang trọng cho không gian bếp. Tuỳ theo tông màu của tủ bếp mà màu sắc của đá ốp cũng có sự thay đổi cho phù hợp.

* Có 2 loại đá được sử dụng ốp bếp là đá tự nhiên và đá nhân tạo. Đối với đá nhân tạo, thường được các gia chủ sử dụng nhiều vì giá thành rẻ nhưng vẫn sở hữu các ưu điểm nổi bật như:khả năng chịu nhiệt và lực, dễ dàng vệ sinh, tu sửa các vết nứt, cắt, trầy xước; Đối với đá tự nhiên thì tính chất siêu cứng, siêu bền, màu sắc trong và đậm nét hơn, bề mặt đẹp hơn và khả năng chống ố cao vì thế nên có giá mắc hơn gấp 2 3 lần.

 

Phụ kiện tủ bếp

Lựa chọn phụ kiện tủ bếp sao cho phù hợp không chỉ giúp không gian bếp trở nên hiện đại, tiện nghi mà còn đảm bảo công năng sử dụng lâu dài. Dưới đây là những phụ kiện tủ bếp thông dụng mà NỘI THẤT MINH KIỆT muốn chia sẻ đến bạn.

 

Chậu rửa

  • Kích thước: Lựa chọn chậu rửa phù hợp với kích thước tủ bếp. Các loại chậu rửa phổ biến có kích thước từ 40cm đến 80cm chiều rộng. Nếu không gian bếp rộng, bạn có thể chọn chậu rửa đơn lớn (60cm hoặc hơn) hoặc chậu đôi (80 cm).
  • Chất liệu: Chậu rửa thường được làm từ các chất liệu như inox 304, sứ, hoặc composite.
    * Inox 304: Bền, dễ vệ sinh, chịu nhiệt tốt, nhưng dễ bị xước.
    * Sứ: Tạo vẻ sang trọng, dễ lau chùi nhưng dễ bị vỡ nếu bị va đập mạnh.
    * Composite: Có khả năng chống xước, chịu nhiệt và chống bám bẩn tốt.
  • Kiểu dáng: Chậu rửa có thể là chậu đơn hoặc chậu đôi. Chậu đôi thích hợp cho các gia đình lớn, giúp phân chia công việc (một bên dùng để rửa rau, một bên để rửa chén đĩa).

 

Vòi rửa

  • * Chất liệu: Vòi rửa thường làm bằng inox, đồng mạ crom, hoặc nhựa cao cấp. Inox và đồng mạ crom bền, chống gỉ, dễ vệ sinh.
  • * Loại vòi: Vòi có thể là vòi cổ ngỗng (vòi dài có thể xoay), vòi cổ thấp, vòi có chế độ xịt để dễ dàng rửa thực phẩm hoặc vệ sinh bếp.
  • * Chức năng vòi: Bạn có thể chọn vòi với các tính năng như vòi xả nước đa chức năng, có thể thay đổi hướng hoặc vòi cảm ứng tự động giúp tiết kiệm nước.

 

Giá xoong nồi dạng ngăn kéo

  • * Chất liệu: Giá xoong nồi thường làm bằng inox, thép không gỉ, hoặc hợp kim nhôm. Inox là chất liệu phổ biến nhờ khả năng chịu nhiệt và bền bỉ.
  • * Kiểu dáng: Giá xoong nồi có thể được thiết kế dạng ngăn kéo, giá treo, hoặc giá xoong nồi âm tủ để giúp bạn lưu trữ các loại nồi chảo, tránh làm mất không gian bếp.
  • * Khả năng chứa: Bạn có thể lựa chọn các giá có nhiều tầng, giúp phân chia nồi chảo theo kích thước và công năng sử dụng.

 

Giá dao thớt, giá gia vị

Giá dao thớt giúp bạn bảo quản dao kéo gọn gàng, ngăn chặn tình trạng dao bị rỉ sét hoặc lưỡi dao bị cùn. Giá gia vị giúp bảo quản các lọ gia vị một cách ngăn nắp, dễ dàng sử dụng. Nên lựa chọn giá dao thớt, giá gia vị được làm bằng inox chống gỉ. Về kiểu dáng, giá dao thớt có thể là ngăn kéo hoặc kệ để dao thớt treo, giá gia vị có thể là giá có thể điều chỉnh hoặc kệ gia vị cố định.

 

Giá kệ góc (giá kéo liên hoàn, giá xoay 360 độ)

Kệ góc tủ bếp là một giải pháp hữu ích giúp tận dụng không gian góc trong căn bếp, nơi thường hay bị bỏ trống và không dễ tiếp cận. Các loại giá kệ góc hiện nay không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn mang lại tính thẩm mỹ và tiện lợi trong việc sắp xếp đồ đạc. Dưới đây là những loại giá kệ góc tủ bếp thông dụng nhất mà bạn có thể lựa chọn cho không gian bếp của mình.

Với chất liệu thùng MDF cánh Acrylic

 

Giá kệ góc xoay 360 độ

Cấu tạo

  • * Vòng xoay: Giá kệ góc xoay 360 độ thường có một vòng xoay tròn (hoặc đôi khi là hình vuông), cho phép các kệ có thể xoay tròn quanh trục, giúp bạn dễ dàng tiếp cận các đồ vật mà không phải di chuyển chúng.
  • * Các tầng kệ: Các kệ này có thể được thiết kế với 2 hoặc 3 tầng hoặc khay chứa hình tròn hoặc hình vuông, có thể chứa được các loại chai lọ, gia vị, nồi chảo, đồ dùng bếp…
  • * Trục xoay: Trục xoay của giá kệ góc có thể làm bằng inox, thép không gỉ, hoặc nhựa cao cấp. Chất liệu này giúp kệ xoay nhẹ nhàng mà không bị giật hay kẹt.

Chất liệu

Inox: Chất liệu inox (thường là inox 304) là lựa chọn phổ biến vì độ bền cao, khả năng chống gỉ sét, dễ dàng vệ sinh và độ bền lâu dài.
Thép không gỉ: Chất liệu này cũng rất bền, chống ăn mòn và có khả năng chịu lực tốt.

Kích thước

  • * Đường kính: Các giá kệ góc xoay có kích thước từ 30 cm đến 50 cm tùy theo không gian và nhu cầu sử dụng. Đường kính của vòng xoay quyết định diện tích bạn có thể lưu trữ đồ đạc.
  • * Chiều cao: Kệ có thể có 2 tầng, 3 tầng hoặc có thể lắp thêm tầng nếu cần thiết.

 

Giá kéo liên hoàn

* Đặc điểm: Giá tủ bếp kéo liên hoàn là một loại phụ kiện tủ bếp được thiết kế với hệ thống ngăn kéo hoặc kệ kéo ra nối tiếp nhau, giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận và lưu trữ đồ đạc trong không gian bếp một cách gọn gàng và tiện lợi.

* Cơ chế hoạt động: Giống với các loại ngăn kéo hoặc kệ trượt thông thường, nhưng điểm đặc biệt là các ngăn kéo này có thể kéo ra đồng loạt theo một chuỗi liên tiếp mà không cần phải kéo từng ngăn riêng biệt. Điều này mang lại sự tiện dụng cao và dễ dàng lấy các vật dụng dù chúng nằm ở ngăn sâu nhất.

* Vị trí lắp đặt: Hệ thống giá tủ bếp kéo liên hoàn thường được lắp đặt ở các ngăn kéo tủ bếp dưới hoặc góc tủ bếp, giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ ở những vị trí khó tiếp cận như góc khuất.

Tóm lại, một bộ tủ bếp hoàn chỉnh bao gồm nhiều thành phần quan trọng như tủ bếp trên, tủ bếp dưới, mặt bàn tủ bếp, kính/đá ốp tường và phụ kiện đi kèm. Việc lựa chọn các yếu tố này một cách phù hợp sẽ giúp bạn có được một không gian bếp hiện đại, tiện nghi và đáp ứng mọi nhu cầu nấu nướng.

Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với Nội thất MINH KIỆT để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về sản phẩm nội thất - tủ bếp nhé!

 

 

Thiết kế tủ bếp 2023

CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT MINH KIỆT

Địa chỉ: 236A Nguyễn Tư Giản - Phường 12 - Quận Gò Vấp - Thành Phố Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0314507231 cấp ngày 10/07/2017 Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ CHí Minh cấp phép
Hotline: 0937.878.414
Email: lelinhbesrsail@gmail.com
Website: https://tubepminhkiet.com.vn
Blog: https://congtyminhkiet.blogspot.com

Bản đồ

0937.878.414